Đã có nhiều trẻ em tử vong khi bị bệnh tim bẩm sinh trong thời gian rất ngắn hoặc với những trường hợp nhẹ hơn tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ít nhiều cũng làm cho cuộc sống của các em bị ảnh hưởng, sức khỏe cũng giảm sút nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho các bậc cha mẹ nhận biết sớm khi con có biểu hiện của bệnh tim bẩm sinh, từ đó có giải pháp điều trị và chăm sóc con được đúng cách.
Như thế nào được xem là bệnh tim bẩm sinh?
Theo con số thống kê, với bệnh tim bẩm sinh có đến 90 % trường hợp thường xảy ra ở trẻ em. Trong đó, đối tượng trẻ sơ sinh chiếm khoảng từ 0.8 – 1% ở cả nam và nữ.
Trẻ sơ sinh cũng có thể mắc bệnh tim
Bệnh tim bẩm sinh xảy ra khi trẻ có những dị dạng (khuyết tật) bất thường ở cơ tim. Với trẻ sơ sinh, khi mới sinh ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các bộ phận trong cơ thể đều có nguy cơ bị dị dạng hoặc bất thường ở một cấu trúc nào đó, nhưng khi cấu trúc của tim mạch có vấn đề là điều đáng lo ngại nhất bởi hậu quả của nó có thể lấy đi tính mạng của trẻ nếu như không được phát hiện để điều trị kịp thời.
Nguyên nhân nào gây bệnh tim bẩm sinh?
Về nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh ở trẻ, cho đến nay các chuyên gia y tế vẫn chưa thể đưa ra được kết luận cụ thể. Tuy nhiên, theo thực tế, các chuyên gia cũng chỉ rõ các yếu tố như môi trường và di truyền là một trong những nguy cơ hàng đầu gây bệnh cho trẻ:
Ảnh hưởng từ yếu tố di truyền từ mẹ sang con
– Di truyền: Nếu như tiền sử trong gia đình có người bị khuyết tật về tim, thì khả năng trẻ bị bệnh cũng khá cao nếu như gen đó trội hơn.
– Sử dụng nhiều thuốc tây: Trong gia đoạn mang thai, nếu như người mẹ dùng quá nhiều thốc kháng sinh có thể làm tăng nguy co bị bệnh tim bẩm sinh ở trẻ. Ví dụ như loại thuốc chống động kinh.
– Lạm dụng rượu hoặc thuốc lá trong khi mang thai.
– Nhiễm trùng: Nếu như người mẹ bị nhiễm trùng do virus trong những tháng thai kỳ đầu tiên có thể làm tăng nguy cơ sinh con bị tật ở tim.
– Bệnh lý về tiểu đường.
Uống nhiều thuốc tây trong thời gian mang thai làm tăng nguy cơ bệnh tim bẩm sinh ở trẻ
Yếu tố tác động từ môi trường
Ngày nay với sự phát triển của khoa học, theo đó những chất như tia X- quang, tia phóng xạ… hay nhiễm các chất độc hại hóa học như chất độc màu da cam, thuốc trừ sâu… cũng là một trong những nguy cơ cao khiến trẻ em bị tim bẩm sinh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tim bẩm sinh ở trẻ
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh thường được phát hiện bằng siêu âm trong thai kỳ. Khi có những dấu hiệu nghi ngờ, các bác sĩ sẽ tiếp tục làm các xét nghiệm như siêu âm tim, chụp X-ray, hoặc MRI… để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Do vậy, các bậc cha mẹ nên lưu ý khi trẻ có những biểu hiện bất thường sau:
– Trẻ hay bị ho, thở khò khè trong nhiều ngày, khi thở lồng ngực của trẻ bị rút lõm khi hít vào, nhịp thở nhanh, thường bị viêm phổi và khi bú bé hay khóc.
– Nhìn thần thái của trẻ xanh xao, lạnh và vã mồ hôi. Khi khóc chân tay và mặt bé bị tím tái.
– Trẻ kém ăn, ít bú, tăng cân chậm, thậm chí bị sút cân, đi tiểu ít.
Phòng ngừa bệnh tim bẩm sinh ở trẻ như thế nào?
Đối với phụ nữ đang mang thai, để sức khỏe của thai nhi không bị ảnh hưởng và giảm trừ nguy cơ gây bệnh tim bẩm sinh ở trẻ, hãy thực hiện nghiêm ngặt những lưu ý sau:
– Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai, hãy nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc bạn đang dùng, đặc biệt là thuốc tây
– Tránh uống rượu và ma túy, thuốc lá hoặc các chất kích thích trong thời gian mang thai.
– Nếu bạn bị tiểu đường, bạn nên tuân thủ chế độ ăn uống khoa học để kiểm soát tốt lượng đường trong máu trước khi mang thai.
– Tránh xa môi trường ô nhiễm có chứa chất hóa học độc hại
Điều trị bệnh tim bẩm sinh ở trẻ
Để điều trị bệnh tim bẩm sinh ở trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nặng nhẹ, nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe của trẻ… Đối với trẻ bị tim bẩm sinh ở thể nhẹ thì có thể tuân thủ một chế độ chăm sóc phù hợp kết hợp với điều trị bằng nội khoa theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp bệnh nặng hơn, có sự chỉ định phẫu thuật của bác sĩ như: thủ tục catheter, phẫu thuật tim hở hoặc cấy ghép tim… thì người thân cũng cần phải chuẩn bị tâm lý và điều kiện tốt nhất để giúp trẻ mau chóng hồi phục.
Bên cạnh đó tùy vào độ tuổi của trẻ, các bậc cha mẹ có thể lựa chọn sử dụng thêm các sản phẩm bổ trợ tốt cho tim mạch, đặc biệt là những sản phẩm lành tính từ thiên nhiên được bào chế hoàn toàn từ thảo dược, dùng kết hợp điều trị lâu dài mà không lo tác dụng phụ. Thông qua cơ chế chính giúp tăng cường năng lượng, bảo vệ tế bào cơ tim, ngăn chặn những yếu tố nguy cơ có thể làm bệnh tình tiến triển, hi vọng những giải pháp từ thiên nhiên này sẽ góp phần mang lại trái tim khỏe mạnh cho mọi đối tượng.
Thanh Hà
Chia sẻ người bệnh: Hạnh phúc giản dị khi có một trái tim khỏe