Theo ước tính hằng năm ở nước ta có hàng trăm ngàn người tử vong do bệnh mạch vành tim. Nguy hiểm là vậy, thế những nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trang bị những kiến thức cơ bản nhất để biết cách tự phòng ngừa và ngăn chặn biến chứng.
Bệnh mạch vành tim là gì?
Bệnh mạch vành tim là bệnh tim mạch phổ biến nhất, được biết đến với nhiều tên gọi khác như suy vành, thiểu năng vành hoặc gọi tắt là bệnh mạch vành.
Bệnh mạch vành tim được bắt nguồn từ những tổn thương tại lớp lót trong của động mạch vành đảm nhiệm vai trò dẫn máu nuôi tim. Tại đó, mảng xơ vữa được hình thành từ LDL cholesterol và các chất thải trong máu, chúng tích tụ ngày một dày lên gây tắc nghẽn dòng máu tới nuôi tim, tựa như đường ống dẫn nước lâu ngày bị bít tắc do lắng đọng chất thải.
Mảng xơ vữa trong bệnh mạch vành tim
Triệu chứng bệnh mạch vành tim
Khi mảng xơ vữa phát triển đủ lớn gây cản trở dòng máu chảy qua, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng như:
– Đau thắt ngực: Bạn có thể cảm thấy như có vật nặng đè lên trái tim, hoặc đôi khi là nhói ở ngực, cảm giác như kim châm; vị trí ở giữa hoặc bên trái ngực. Vận động nhiều, căng thẳng về cảm xúc là những yếu tố kích hoạt cơn đau.
– Đau ở cổ, cánh tay, lưng, hàm trái: Biểu hiện này thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới, kèm theo vã mồ hôi, buồn nôn, ợ nóng…
– Khó thở: Phổi tăng hô hấp để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể trong tình trạng tim không thể cung cấp đủ.
– Tim đập loạn nhịp: Đánh trống ngực hoặc hụt hẫng do tim bỏ nhịp.
– Mệt mỏi: Cảm giác chân tay yếu mệt, dễ bị đuối sức.
Bạn đang gặp phải các cơn đau thắt ngực, mệt mỏi, tim đập loạn nhịp do bệnh mạch vành tim và cho đến nay vẫn chưa tìm ra được cách trị hiệu quả?. Vậy còn chần chờ gì nữa, hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc Zalo số 0962.546.541 để được tư vấn giải pháp tốt nhất giúp bạn sớm kiểm soát căn bệnh này.
Yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành tim?
Hiểu được các yếu tố nguy cơ đối với bệnh mạch vành sẽ giúp bạn dễ dàng lên kế hoạch phòng ngừa và giảm khả năng phát triển bệnh. Các yếu tố nguy cơ đó là:
– Tuổi: Nguy cơ xơ vữa tăng lên theo độ tuổi nên người già là đối tượng dễ mắc phải bệnh tim mạch vành.
– Giới tính: Khi còn trẻ, nguy cơ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới; nhưng đến độ tuổi mãn kinh thì nguy cơ này tương đương ở cả 2 giới.
– Các bệnh mạn tính: Người bị cao huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao… dễ mắc kèm bệnh mạch vành tim.
– Yếu tố di truyền: Gia đình có người mắc bệnh tim mạch ở độ tuổi càng trẻ (nam trước 55 tuổi, nữ trước 65 tuổi) thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
– Thói quen sống thiếu khoa học: lười tập thể dục, hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, thường xuyên căng thẳng, suy nghĩ nhiều…
Biến chứng bệnh mạch vành tim
Nếu không được điều trị tốt, bệnh mạch vành có thể tiến triển nặng dần và dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm sau:
– Nhồi máu cơ tim: Khi mảng xơ vữa nứt vỡ, tiểu cầu cùng những yếu tố đông máu khác kết tập lại thành cục máu đông làm bít tắc hoàn toàn mạch vành, khiến cơ tim bị hoại tử.
– Suy tim: Tim bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng hoặc bị tổn thương sau nhồi máu cơ tim nên khả năng co bóp bị suy yếu, dẫn tới suy tim. Dấu hiệu phổ biến nhất của suy tim là khó thở, mệt mỏi, sưng phù ở bàn chân…
– Loạn nhịp tim: Nguồn cung cấp máu cho tim không đầy đủ hoặc mô tim bị tổn thương có thể ảnh hưởng đến sự dẫn truyền xung điện trong tim, khiến tim đập bất thường.
Phòng và điều trị bệnh mạch vành tim
Điều trị bằng thuốc
Tùy trường hợp cụ thể, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc để giảm triệu chứng và kiểm soát những yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được. Các nhóm thuốc đó là:
– Thuốc trị đau thắt ngực
– Thuốc hạ mỡ máu
– Thuốc hạ áp
– Thuốc phòng ngừa cục máu đông
Sử dụng thuốc lâu ngày có thể tiềm ẩn nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. Vì vậy, bạn cần đi khám và kiểm tra sức khỏe tim mạch định kì để được phát hiện sớm các tác dụng không mong muốn và điều chỉnh thuốc cho phù hợp.
Sản phẩm thảo dược hỗ trợ cho người bệnh mạch vành tim
Để đảm bảo mục tiêu điều trị, hiện nay các chuyên gia Tim mạch khuyến cáo người bệnh nên kết hợp dùng thuốc cùng với những sản phẩm hỗ trợ thảo dược như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống.
Nhờ khả năng giãn mạch, chống tích tụ mảng xơ vữa của Bồ hoàng kết hợp cùng với Hoàng bá giúp tăng độ đàn hồi, dẻo dai của mạch vành và tác dụng chống huyết khối của Cao natto, Vương Tâm Thống được coi là sản phẩm tối ưu hỗ trợ cùng thuốc tây để nâng cao sức khỏe cho người bệnh mạch vành tim.
Trên thực tế, rất nhiều người bệnh mạch vành sử dụng Vương Tâm Thống kết hợp cùng thuốc tây đã dứt hẳn tình trạng đau ngực, khó thở, mệt mỏi; các chỉ số huyết áp, nhịp tim được ổn định. Đó chính là lý do mà có tới 97.76% người bệnh đánh giá hài lòng sau khi dùng sản phẩm này (Theo kết quả khảo sát từ Báo Khoa học & Đời sống và Tạp chí Sức khỏe & Môi trường).
Tổng kết khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh sau khi dùng Vương Tâm Thống
Sau hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Vương Tâm Thống đã giúp cho hàng người bệnh mạch vành tim thoát khỏi nguy cơ phẫu thuật, sức khỏe hồi phục trở lại như chưa hề có bệnh. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ những người bệnh điển hình qua video dưới đây:
Chia sẻ trải nghiệm trị bệnh mạch vành tim bằng sản phẩm thảo dược Vương Tâm Thống
Người bệnh mạch vành tim nên thay đổi lối sống như thế nào?
Duy trì lối sống khoa học là điều cần thiết để kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh mạch vành tiến triển. Bạn cần:
– Bỏ hút thuốc: Nếu bạn đang hút thuốc, hãy bỏ ngay thói quen xấu này vì độc chất trong khói thuốc sẽ làm tổn thương mạch vành, tăng co bóp tim.
– Ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn tốt cho tim bao gồm các sản phẩm từ sữa ít béo, cá biển, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt và các loại rau lá xanh; tránh ăn quá nhiều muối, chất béo bão hòa từ thực phẩm chế biến sẵn, thịt đỏ, mỡ động vật…
– Hoạt động thể chất: Bạn nên tham gia các bài tập thể dục vừa sức ít nhất 2,5 giờ mỗi tuần. Điều này giúp làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch bao gồm huyết áp cao, đường huyết cao, LDL cholesterol và làm tăng nồng độ HDL – loại cholesterol tốt giúp ngăn ngừa bệnh mạch vành tim.
– Quản lý stress: Học cách quản lý căng thẳng, thư giãn tâm lý bằng các bài tập yoga, thiền, trò chuyện với bạn bè và người thân nhiều hơn để giải tỏa tâm lý tiêu cực.
Giải tỏa stress giúp người bệnh mạch vành tim sống lâu hơn
Phẫu thuật
Nếu tình trạng bệnh không được cải thiện bằng thuốc và thay đổi lối sống, bác sỹ có thể đề nghị bạn thực hiện một số can thiệp ngoại khoa để tăng lưu lượng máu đến tim.
– Nong mạch, đặt stent: Bóng nong được đưa vào mạch vành qua da để nén mảng xơ vữa lại nhằm mở thông lòng mạch. Thông thường bác sỹ sẽ kết hợp để lại một stent tại vị trí vừa nong để giữ mạch vành luôn được mở rộng.
– Bắc cầu động mạch vành: Mạch máu khỏe mạnh từ vị trí khác được dùng làm cầu nối để dẫn máu đến vùng cơ tim bị thiếu máu, thường áp dụng khi người bệnh không thể can thiệp đặt stent.
Sống chung với bệnh mạch vành tim dễ khiến cho người bệnh rơi vào tâm lý sợ hãi, lo âu, trầm cảm. Khi đó, điều người bệnh cần hơn hết là sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và những người thân yêu. Họ cần là chỗ dựa vững chắc để giúp người bệnh vượt qua gánh nặng bệnh tật.
Xem thêm:
Vương Tâm Thống và những lợi ích chuyên biệt cho bệnh mạch vành tim
Trải nghiệm người bệnh mạch vành sau khi sử dụng Vương Tâm Thống
Nguồn tham khảo: healthline.com, mayoclinic.org