Bệnh động mạch vành là bệnh tim mạch phổ biến nhất, luôn đứng hàng đầu trong danh sách những căn nguyên gây tử vong trên thế giới. Và Việt Nam cũng không ngoại lệ, ước tính mỗi năm có hơn 100.000 người chết vì căn bệnh này và nghiêm trọng hơn khi độ tuổi mắc bệnh đang ngày một trẻ hóa.
Bệnh động mạch vành là gì?
Bệnh động mạch vành là kết quả của quá trình biến đổi cấu trúc thành động mạch và tích tụ cholesterol, hình thành nên mảng xơ vữa gây thu hẹp động mạch, ngăn cản dòng máu đến nuôi tim. Tình trạng này còn được gọi là thiếu máu cơ tim, thiểu năng vành, suy vành…
Giống như các cơ quan khác, tim cần một nguồn cung cấp máu liên tục để duy trì hoạt động bình thường và nhiệm vụ này được đảm nhận bởi hệ thống mạch vành bao quanh tim. Động mạch vành khỏe mạnh có dạng ống rỗng, đàn hồi tốt với mặt trong trơn nhẵn và được lót bằng một lớp tế bào nội mô, nhờ đó dòng máu có thể dễ dàng di chuyển qua.
Sự xuất hiện của mảng xơ vữa đã làm động mạch vành trở nên cứng và kém đàn hồi, ngăn cản quá trình lưu thông tuần hoàn máu. Dưới tác động của nhiều yếu tố như mỡ máu cao, tăng huyết áp, đường huyết cao, tuổi già, lối sống thiếu lành mạnh… tình trạng bệnh có thể xuất hiện sớm hơn và tiến triển nhanh hơn.
Mảng xơ vữa làm thu hẹp lòng mạch trong bệnh động mạch vành
Triệu chứng bệnh động mạch vành
Mảng xơ vữa có thể xuất hiện trên thành mạch từ khi bạn còn rất trẻ và lớn dần qua nhiều năm, đến khi cơ tim không được cung cấp đủ lượng máu giàu oxy cần thiết sẽ làm phát triển các triệu chứng bệnh dưới đây:
– Đau thắt ngực: Cảm giác trái tim bị đè nén như đang chịu một áp lực rất lớn hoặc đau nhói, siết chặt ở giữa hoặc bên trái ngực.
– Đau ở cổ, hàm, lưng, vai hoặc cánh tay: Thường gặp ở phụ nữ hơn và kèm theo các biểu hiện khác như buồn nôn, nôn, khó tiêu, ợ nóng, đổ mồ hôi lạnh, mệt mỏi, chóng mặt…
– Khó thở, mệt mỏi: Khi tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở hoặc mệt mỏi cực độ
– Tim đập bất thường: Nhịp tim nhanh chậm không đều, bỏ nhịp hoặc cảm giác rung, đập thình thịch trong lồng ngực
Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng đau ngực, khó thở, mệt mỏi do bệnh động mạch vành. Đừng chần chừ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua điện thoại hoặc Zalo số 0962.546.541 để được hỗ trợ tư vấn về giải pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Biến chứng của bệnh động mạch vành
– Nhồi máu cơ tim: Khi mảng xơ vữa bị nứt vỡ sẽ thu hút tiểu cầu tập trung đến và hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn hoàn toàn động mạch vành, các tế bào cơ tim chết đi nhanh chóng do không được tưới máu, tình trạng này được gọi là nhồi máu cơ tim
– Loạn nhịp tim: Mô tim bị tổn thương do thiếu máu làm sai lệch tín hiệu xung điện của tim và gây nhịp tim bất thường. Các rối loạn nhịp nghiêm trọng như rung nhĩ, nhịp nhanh thất có thể khiến trái tim ngừng đập đột ngột
– Suy tim: Chức năng bơm máu của tim bị suy giảm do cơ tim không được cung cấp đủ dưỡng khí để hoạt động, tuần hoàn ứ trệ và gây ra các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi kéo dài, ho, phù…
Suy tim – Biến chứng nguy hiểm của bệnh động mạch vành
Điều trị bệnh động mạch vành và giải pháp phòng ngừa
Thay đổi thói quen ăn uống, luyện tập
Thực hiện lối sống khoa học là biện pháp không thể thiếu để giữ cho các động mạch vành được khỏe mạnh:
– Từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia và các đồ uống có cồn khác.
– Áp dụng chế độ ăn ít chất béo bão hòa, ít muối, ít đường và nhiều rau xanh, hoa quả, ngũ cốc chưa qua tinh chế, đậu đỗ, cá biển, thịt gia cầm bỏ da…
– Đi bộ, đạp xe, tập aerobic và chơi các môn thể thao vừa sức khác đều đặn 30 phút mỗi ngày.
– Lên kế hoạch giảm cân khoa học nếu đang thừa cân, béo phì.
– Tham gia các hoạt động giải trí, tập yoga, thiền tịnh để giải tỏa căng thẳng, thư giãn tâm lý.
– Tiêm phòng vaccin cúm mỗi năm để giảm nguy cơ bội nhiễm cơ tim.
– Kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ.
Thuốc và các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh động mạch vành
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh và các bệnh lý mắc kèm khác mà một số thuốc dưới đây được chỉ định trong điều trị bệnh động mạch vành:
Để đạt mục tiêu tầm soát bệnh tốt hơn, mọi người nên kết hợp dùng thêm những sản phẩm hỗ trợ tim mạch từ các thảo dược có hoạt tính giãn mạch vành, cải thiện tưới máu cơ tim, chống đông máu và ngăn ngừa mảng xơ vữa như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm, Cao natto… Đây cũng là giải pháp được nhiều chuyên gia tim mạch khuyên dùng, bạn có thể lắng nghe GS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam nhận định về lợi ích của việc phối hợp Đông – Tây y trong điều trị bệnh động mạch vành:
GS. Phạm Gia Khải đánh giá vai trò của Đông y trong điều trị bệnh động mạch vành
Qua trải nghiệm thực tế, nhiều người đã giảm được các triệu chứng đau ngực, khó thở, cải thiện được sức khỏe lẫn tinh thần sau khi lựa chọn sử dụng những sản phẩm hỗ trợ này. Đó cũng là chia sẻ của bác Túy (Hưng Yên) hay bác Nhạc (Thái Bình), bác Đậu (Phú Thọ) trong video dưới đây:
Kinh nghiệm trị bệnh động mạch vành bằng thảo dược Đông y
Lưu ý: Đáp ứng sản phẩm nhanh hay chậm có thể thay đổi tùy cơ địa từng người
Khi việc thay đổi lối sống và dùng thuốc không thể kiểm soát được các triệu chứng, người bệnh cần đến những phương pháp điều trị tích cực hơn bao gồm:
– Can thiệp mạch vành qua da: Là thủ thuật giúp khơi thông đoạn mạch vành bị tắc hẹp bằng cách nén các mảng xơ vữa xuống đồng thời sử dụng một khung lưới kim loại (stent) để chống đỡ động mạch và giữ cho lòng mạch luôn mở rộng, không bị thu hẹp trở lại
– Bắc cầu động mạch vành: Trong trường hợp không thể tiến hành đặt stent, một mạch máu khỏe mạch được dùng làm cầu nối để dẫn máu giàu oxy trực tiếp từ cung động mạch chủ tới vùng cơ tim bị thiếu máu
Bệnh động mạch vành tuy nguy hiểm nhưng nếu nắm vững những kiến thức cần thiết về bệnh kết hợp với tuân thủ liệu trình điều trị, bạn có thể chung sống hòa bình và đẩy lùi được các biến chứng nguy hiểm xảy ra.