Nếu bạn vừa mới trải qua một cơn nhồi máu cơ tim hay phẫu thuật tim thì vận động thể lực sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình hồi phục chức năng tim mạch và giúp bạn khỏe mạnh hơn, hạn chế được những biến cố tim mạch tiếp theo. Nhưng vận động thể lực như thế nào cho đúng? Sau đây GS.TS Phạm Gia Khải – Nguyên chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn các cách thức tập luyện phục hồi cơ thể nhanh chóng sau cơn nhồi máu cơ tim, phẫu thuật tim.
Những lợi ích của các hoạt động thể lực sau nhồi máu cơ tim
Sau cơn nhồi máu cơ tim, nếu thực hiện các hoạt động thể lực một cách khoa học, hợp lý bạn sẽ thu được rất nhiều lợi ích, bao gồm:
– Hồi phục chức năng tim được tốt hơn sau cơn nhồi máu. Cải thiện sức khỏe một cách bền vững lâu dài
– Giúp bạn cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn. Giảm thiểu nguy cơ tái phát cơn nhồi máu cơ tim hay các bệnh tim mạch khác
– Kiểm soát được trọng lượng cơ thể, nồng độ cholesterol, ổn định nhịp tim và huyết áp. Tránh tình trạng bị loãng xương ở những người có tuổi. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, vận động thể chất đều đặn cũng sẽ giúp bạn kiểm soát đường máu tốt hơn
Không phải bất kỳ ai sau nhồi máu cơ tim khi vận động thể chất sẽ đạt được những lợi ích nêu trên ngay lập tức. Tuy nhiên, chúng sẽ đến sau một thời gian luyện tập, do vậy, người bệnh cần kiên trì.
Thời điểm người bệnh nên bắt đầu luyện tập sau nhồi máu cơ tim
Các hoạt động nên được bắt đầu sớm, ngay trong tuần đầu tiên sau khi người bệnh ra viện và tăng dần mức độ hoạt động một cách từ từ. Điều quan trọng là phải duy trì vận động thể lực một cách đều đặn từ ngày này sang ngày khác, dù đó là những hoạt động hết sức đơn giản, chẳng hạn như vệ sinh cá nhân vào mỗi buổi sáng, làm các công việc nhà một cách nhẹ nhàng, hay làm vườn, tỉa cây…
Về chủ đề luyện tập sau nhồi máu cơ tim, GS. TS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam có một số lưu ý cho bạn, hãy lắng nghe tư vấn của Giáo sư qua video dưới đây.
GS.TS Phạm Gia Khải hướng dẫn cách luyện tập sau nhồi máu cơ tim
Hướng dẫn cách tập đi bộ sau khi ra viện từ một cơn nhồi máu cơ tim
Đi bộ là hình thức thường được khuyến cáo nhiều nhất cho người bệnh sau cơn nhồi máu cơ tim. Dưới đây là bảng hướng dẫn tập luyện đi bộ cho người bệnh sau khi ra viện:
Tuần
Thời gian tối thiểu (phút)
Số lần trong một ngày
Các bước đi
1
5 – 10
2
Đi bước ngắn
2
10 – 15
2
Đi khoan thai
3
15 – 20
2
Đi khoan thai
4
20 – 25
1 – 2
Đi khoan thai/ Đi bước dài
5
25 – 30
1 – 2
Đi khoan thai/ Đi bước dài
6
30
1 – 2
Đi khoan thai/ Đi bước dài
Đi bộ nên được áp dụng ngay trong tuần đầu tiên sau khi ra viện. Đi bộ nhẹ nhàng xung quanh nhà, vườn hoặc ra ngoài phố. Nên bắt đầu bằng cách cố gắng đi bộ hàng ngày trên một đường thẳng, đặt ra cho mình một đích đến, chẳng hạn như cuối dãy nhà hoặc một cửa hàng gần đó… Thời gian đầu, nên đi bộ với những bước đi chậm, khoan thai, sau vài tuần, bạn sẽ tạo cho mình một khoảng cách đi xa hơn hoặc đi lên đường dốc.
Bạn đang tìm kiếm giải pháp giúp người bệnh sớm phục hồi được chức năng tim mạch, ngăn tái tắc hẹp mạch vành sau nhồi máu cơ tim hiệu quả. Hãy gọi theo số điện thoại zalo 0962.546.541 để được tư vấn tốt nhất.
Sau nhồi máu cơ tim, những hoạt động thể lực nào sẽ phù hợp với bạn?
Cảm giác của bạn chính là sự hướng dẫn tốt nhất cho mức độ hoạt động thể lực mà bạn có thể thực hiện một cách an toàn.
– Bạn phải luôn có cảm giác thoải mái trong khi luyện tập, muốn tiến hành một cách đều đặn thường xuyên
– Ban đầu nên bắt đầu với việc tập đi bộ một cách nhẹ nhàng và an toàn, sau thời gian sức khỏe ổn định, bạn có thể xây dựng cho mình một kế hoạch đi xe đạp hay các công việc nhà, làm vườn… Lưu ý là sau khi phẫu thuật tim mở ít nhất 6 – 8 tuần, bạn mới nên bơi lội vì sẽ cần có thời gian để làm liền vết thương ở xương ức.
– Nếu bạn muốn đi bộ lên cầu thang gác: hãy đi lên một cách từ từ, cẩn thận. Có một nguyên tắc chung rằng, nếu bạn có thể đi bộ một cách bình thường với các bước đi như thường ngày thì bạn có thể đi lên được 2 tầng lầu với các bước đi bình thường của bạn.
– Hầu hết mọi người có thể sinh hoạt tình dục sớm sau khi bị nhồi máu cơ tim, bởi việc này có thể mang lại những hiệu quả có lợi cho tim của bạn. Hoạt động tình dục có thể so sánh với việc leo 2 tầng lầu, do vậy, khi thấy có bất kỳ dấu hiệu đau hay khó chịu ở ngực thì cần dừng lại bất cứ hoạt động nào, kể cả trong quá trình làm tình.
Ngoài ra, bạn nên lưu ý rằng:
– Đừng thực hiện các hoạt động thể chất mà bạn cảm thấy khó khăn để thực hiện. Nếu các hoạt động thể lực của ngày hôm trước khiến bạn bị mệt thì hãy nghỉ ngơi một ngày và tiếp tục tập luyện vào ngày hôm sau hoặc khi sức khỏe bình thường trở lại
– Hãy dừng lại ở một mức độ hoạt động thể lực từ 1-2 tuần trước khi tăng lên mức độ gắng sức mới. Nếu bạn bị chóng mặt, thở gấp, nhịp tim không đều hay đau ngực thì hãy đi chậm lại hoặc dừng hẳn lại để nghỉ ngơi cho tới khi các dấu hiệu này qua đi. Nếu các dấu hiệu này lại xuất hiện vào lần sau, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có lời khuyên về mức độ hay hình thức tập luyện phù hợp hơn.
– Nếu bạn được kê đơn thuốc chống đau thắt ngực, hãy mang thuốc đó theo khi bạn tập luyện và thực hiện dùng thuốc theo đúng như chỉ định của bác sĩ.
Nên tập luyện đều đặn, vừa sức sau nhồi máu cơ tim
Cách xử lý cơn đau ngực hay khó chịu ở ngực khi luyện tập
Nếu khi tập luyện mà bạn xuất hiện các cơn đau thắt ngực hay khó chịu ở ngực, bạn nên nghỉ ngơi, ngậm hay xịt thuốc nitroglycerine dưới lưỡi và báo ngay cho bác sĩ của bạn. Nếu cơn đau không đỡ, hãy dùng lại các thuốc này sau 5 phút. Trong vòng 10 – 15 phút sau khi đã nghỉ ngơi và dùng thuốc mà các dấu hiệu trên không hết hoàn toàn, có thể bạn bị nhồi máu cơ tim tái phát. Khi đó, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Nếu ở vùng nông thôn không có sẵn xe cấp cứu thì bạn nên nhờ ai đó nhanh chóng đưa tới bệnh viện.
Khi phục hồi, hãy tiếp tục duy trì các hoạt động thể chất đều đặn và trở lại sinh hoạt bình thường sau 3 – 4 tuần, bởi vì nó là một phần quan trọng để giúp bạn hồi phục sức khỏe.
Số lần, cường độ và thời gian tập luyện với người bệnh sau nhồi máu cơ tim
Điều này sẽ tùy vào tình trạnh sức khỏe của mỗi người bệnh, nhưng nhìn chung càng hoạt động thể lực nhiều càng tốt. Người bệnh nên tập luyện để hướng tới mục tiêu đạt ít nhất 30 phút tập luyện thể lực với mức độ trung bình (ví dụ như đi bộ với các bước đi dài) mỗi ngày. Hãy tự tìm cho mình một mức độ hoạt động thể lực phù hợp nhất. Ví dụ: bạn nói chuyện trong khi vận động mà không bị thở gấp thì mức độ hoạt động đó là phù hợp với bạn.
Vận động thể lực sau nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không?
Trong một số trường hợp vận động thể chất có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, nhưng những nguy cơ xảy ra do vận động thể chất sau nhồi máu cơ tim nhỏ hơn rất nhiều so với nhưng lợi ích mà nó mang lại. Đôi khi, một cuộc sống tĩnh tại sẽ còn nguy hiểm hơn khi hoạt động thể lực đều đặn.
Trên thực tế có những trường hợp bề ngoài khỏe mạnh nhưng lại có thể bị tử vong bất ngờ do nhồi máu cơ tim trong khi chơi thể thao. Thường thì những người này không nhận thức được đúng đắn về tình trạng bệnh tim mạch của mình và tập luyện quá mức. Tuy nhiên, trường hợp như vậy là rất hiếm.
Cơ và khớp có thể bị chấn thương khi hoạt động thể lực, điều này hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách lựa chọn các hoạt động thể chất phù hợp và không nên tập quá mức. Hãy bắt đầu tập luyện với mức độ thấp và tăng dần một cách từ từ, như vậy vừa an toàn và hạn chế bị chấn thương.
Những điều cần lưu ý đối với người bệnh từng bị nhồi máu cơ tim
– Hãy tập luyện những gì bạn thích thú và muốn tập luyện đều đặn. Hãy tập khi bạn cảm thấy khỏe, tránh tập luyện vào những ngày bạn cảm thấy mệt mỏi
– Bất kỳ hình thức luyện tập nào cũng cần thực hiện ở mức độ thấp, sau đó nâng dần một cách từ từ qua nhiều tuần. Không tập quá sức và không tập ngay sau khi ăn.
– Hãy mặc quần áo và đi giày phù hợp với thời tiết và hoạt động thể lực của bạn. Uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất đi do luyện tập, đặc biệt là luyện tập ra nhiều mồ hôi. Nếu trời quá nóng, ẩm hoặc lạnh hãy hoãn việc tập luyện cho tới khi thời tiết dễ chịu hơn.- Ngừng hút thuốc lá, điều này tỷ lệ thuận với nguy cơ tái phát bệnh tim của bạn. Sau 1 năm cai thuốc, nguy cơ bị cơn nhồi máu cơ tim tái phát sẽ giảm đi một nửa so với trường hợp vấn tiếp tục hút thuốc.
– Thưởng thức những món ăn lành mạnh: Nên ăn nhạt và hạn chế thức ăn chứa chất béo bão hòa (sản phẩm sữa, phomat, thịt mỡ, bơ, dầu dừa, dầu cọ, thức ăn nhanh và các loại bánh quy, gato…). Thay vào đó là dùng chất béo không bão hòa có trong dầu ô liu, dầu hướng dương, đậu nành, dầu lạc. Tăng cường rau xanh, hoa quả và một số loại đậu, bánh đa, bánh phở, thịt nạc, thịt gia cầm, cá. Thay gạo trắng thường bằng gạo lứt, mầm gạo lứt…
– Hãy duy trì sử dụng thuốc thường xuyên để kiểm soát huyết áp mục tiêu <140/90 mmHg và nhịp tim mục tiêu 70 lần/phút, đường trong máu ở mức bình thường với chỉ số HbA1c mục tiêu <7%. Điều quan trọng để kiểm soát bệnh tim mạch hiệu quả, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm những hoạt chất sinh học từ tự nhiên như Bồ hoàng, Đỏ ngọn… có trong các sản phẩm hỗ trợ điều trị chuyên biệt, không chỉ giúp cải thiện tuần hoàn mạch vành, mà còn giúp ổn định mảng xơ vữa, tránh biến cố nhồi máu cơ tim có thể tái phát trong tương lai.
Ngọc Hải
Nguồn tham khảo: http://www.slideshare.net/yhoccongdong/phuc-hoi-chuc-nang-tim-mach-gs-pham-gia-khai
………………………
Thông tin sản phẩm chứa Bồ hoàng, Đỏ ngọn
Thực phẩm chức năng Vương Tâm Thống – Giải pháp hỗ trợ điều trị chuyên biệt cho bệnh mạch vành, giảm đau thắt ngực, phòng nhồi máu cơ tim hiệu quả.