Điều trị thiểu năng vành có nhiều phương pháp, tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe của người bệnh mà bác sỹ điều trị sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về 4 phương pháp điều trị thiểu năng vành hiệu quả đang được áp dụng hiện nay.
Thiểu năng vành, còn gọi là bệnh động mạch vành, là tình trạng các động mạch cung cấp máu cho tim bị thu hẹp lại do các mảng bám xơ vữa hình thành trong lòng mạch. Các mảng xơ vữa được hình thành từ cholesterol và một số chất khác. Do lượng máu về tim không đảm bảo, các tế bào cơ tim sẽ phải hoạt động trong tình trạng thiếu oxy.
Điều trị thiểu năng vành cần tập trung vào ngăn chặn mạch vành xơ vữa phát triển
Mục tiêu trong điều trị bệnh thiểu năng vành là khôi phục dòng chảy của máu qua hệ thống mạch vành. Dưới đây là những cách điều trị thiểu năng vành hiệu quả đang được áp dụng:
1. Điều trị thiểu năng vành bằng thuốc
Sử dụng thuốc là chỉ định đầu tay trong điều trị thiểu năng vành. Tuy nhiên bất kì loại thuốc nào cũng sẽ tiềm ẩn những tác dụng không mong muốn khi dùng dài ngày. Do đó người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định. Một số nhóm thuốc trị thiểu năng mạch vành được dùng phổ biến là:
– Thuốc giãn mạch, hạ huyết áp: chẳng hạn như chất ức chế men chuyển angiotensin (ACE), thuốc chẹn beta, giúp mạch máu giãn nở để cải thiện lưu lượng máu về tim.
– Thuốc hạ cholesterol: nhằm làm giảm cholesterol trong máu, ngăn chặn quá trình xơ vữa động mạch tiến triển.
– Các loại thuốc giãn mạch: như nitroglycerin giúp giãn mạch, giúp cải thiện lưu thông máu mạch vành, làm hạ huyết áp.
– Các loại thuốc chống đông máu: như aspirin giúp ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Sử dụng kết hợp sản phẩm thảo dược cùng thuốc tây y giúp làm tăng hiệu quả điều trị, giảm đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi do thiểu năng vành. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại – zalo 0962.546.541 để được tư vấn chi tiết.
2. Điều trị thiểu năng vành bằng giải pháp thảo dược
Sử dụng thuốc tây chỉ có thể cải thiện tức thời lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ tim mà không thể tác động vào căn nguyên nhân gây ra thiểu năng vành là xơ vữa động mạch. Vì vậy, song song với thuốc điều trị chính, các chuyên gia Tim mạch khuyến cáo người bệnh nên bổ sung thêm những thảo dược có tác dụng giãn mạch, hạ áp, chống đông máu và ngăn xơ vữa động mạch tiến triển như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Natto…
Hiện nay trên thị trường đã có thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống được bào chế từ những thành phần thảo dược này. Kết hợp sử dụng Vương Tâm Thống cùng thuốc tây là phương pháp đã giúp cho hàng ngàn người bệnh tim mạch thoát khỏi tình trạng đau ngực, khó thở, mệt mỏi…
Nghiên cứu của Báo Khoa học & Đời sống phối hợp cùng Tạp chí Sức khỏe & Môi trường trên 223 người bệnh thiểu năng vành cho thấy, có tới 97.76% số người bệnh thiểu năng vành (bệnh mạch vành) cảm thấy hài lòng về tình trạng sức khỏe sau ít nhất 1 tháng dùng Vương Tâm Thống kết hợp cùng thuốc theo đơn.
Hãy cùng kiểm chứng tính hiệu quả của phương pháp điều trị thiểu năng vành này qua ý kiến đánh giá từ chuyên gia và người bệnh tại chương trình khảo sát qua video dưới đây:
Tổng kết chương trình khảo sát người dùng về Vương Tâm Thống – Sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị thiểu năng vành
3. Điều chỉnh lối sống – Cách chữa bệnh thiểu năng vành không dùng thuốc.
Để phòng ngừa bệnh thiểu năng vành và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:
– Không hút thuốc lá vì nicotin cùng với hàng trăm hóa chất độc hại khác có trong khói thuốc lá sẽ gây tổn thương tim, phổi của người bệnh. Thuốc lá điện tử cũng không nên sử dụng vì vẫn chứa thành phần nicotin trong khói thuốc.
– Luyện tập thể dục thể thao đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể, duy trì huyết áp khỏe mạnh.
– Duy trì cân nặng hợp lý. Nếu người bệnh đang thừa cân béo phì thì phải giảm cân càng sớm càng tốt.
– Ăn các loại thực phẩm có lợi cho tim mạch như các loại rau xanh đậm, trái cây tươi, các loại sữa ít béo hoặc không béo. Chọn nguồn đạm động vật từ cá và thịt nạc, thịt gà (bỏ da).
– Hạn chế ăn muối và các loại thực phẩm có nhiều muối ăn như dưa muối, cà muối, thịt hộp…
– Hạn chế uống rượu bia, chỉ uống từ 1 – 2 ly mỗi ngày.
– Kiểm soát các bệnh lý khác nếu có như đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu cao…
– Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ tối thiểu mỗi năm một lần.
Lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho trái tim để hỗ trợ điều trị thiểu năng vành
4. Điều trị thiểu năng vành bằng can thiệp phẫu thuật
Trong trường hợp dùng thuốc và điều chỉnh lối sống nhưng không thể kiểm soát được các triệu chứng của thiểu năng vành, bác sĩ sẽ cân nhắc tiến hành một số phương pháp can thiệp phẫu thuật sau:
– Can thiệp nong mạch vành, đặt stent: bằng ống thông tim được sử dụng để khơi thông các động mạch vành bị hẹp vì xơ vữa. Đầu ống thông tim có một quả bóng nhỏ và bác sỹ có thể đặt thêm một ống stent để “gia cố” vị trí thành mạch bị xơ vữa sau khi nong mạch.
– Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Bác sĩ sẽ sử dụng một đoạn động mạch hoặc tĩnh mạch được lấy từ chân, ngực để “bắc cầu” cho máu lưu thông đến vùng cơ tim bị thiếu máu, bỏ qua đoạn mạch vành bị xơ vữa.
– Cắt bỏ mảng xơ vữa (Atherectomy): Được tiến hành tương tự như nong mạch, điểm khác biệt là đầu ống thông tim có gắn lưỡi dao hoặc mũi khoan siêu nhỏ giúp loại bỏ mảng xơ vữa. Một số thiết bị tiên tiến có thể sử dụng năng lượng laser thay cho lưỡi dao. Phương pháp cắt bỏ mảng xơ vữa được áp dụng cho người bệnh không thể đặt stent.
– Tạo lỗ thông bằng laser: Trong phương pháp này, tia laser được sử dụng để tạo nên những lỗ thông nhỏ trên cơ tim, giúp dẫn máu từ trong buồng tim đến vùng cơ tim bị thiếu máu. Phương pháp này được áp dụng khi người bệnh không thể tiến hành các can thiệp khác.
Thiểu năng vành là bệnh lý có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh, đặc biệt là biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim có thể xảy ra. Người bệnh phải tuân thủ điều trị thiểu năng vành theo chỉ định của bác sỹ, sống lạc quan để hạn chế những ảnh hưởng của căn bệnh này.