“Tôi mới làm thủ thuật thông tim ở bệnh viện, bác sỹ chẩn đoán tôi bị hẹp động mạch vành. Qua tìm hiểu, tôi được biết có hai phương pháp để điều trị hẹp mạch vành là nong mạch và phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Xin hỏi, tôi nên điều trị bằng phương pháp nào?”. Câu hỏi này cũng chính là thắc mắc của khá nhiều người bệnh không may bị hẹp mạch vành nghiêm trọng cần can thiệp phẫu thuật. Câu trả lời của TS.BS Rekha Mankad – chuyên gia tim mạch tại Bệnh viện Mayo (Mayo Clinic, trụ sở tại Rochester, Minnesota, Mỹ) dưới đây sẽ giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề này.
Khi nào cần can thiệp mạch vành?
Thông tim cho phép bác sỹ nhìn thấy hình ảnh bên trong mạch vành. Động mạch vành đảm nhiệm vai trò cung cấp máu giàu oxy đến các cơ tim nhằm duy trì hoạt động nhịp nhàng của trái tim. Nếu có mảng xơ vữa xuất hiện bên trong động mạch vành gây hẹp hoặc tắc lòng mạch thì bạn cần phải được điều trị.
Điều trị hẹp mạch vành bằng can thiệp phẫu thuật
Phương pháp điều trị hẹp động mạch vành phụ thuộc và nhiều yếu tố, bao gồm:
– Mức độ tắc hẹp mạch vành.
– Các triệu chứng của bệnh, như đau ngực và khó thở
– Chức năng tổng thể của tim
– Các vấn đề sức khỏe khác đi kèm, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường, bệnh động mạch ngoại biên, đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
Một số trường hợp hẹp mạch vành nhẹ có thể cải thiện bằng thuốc và thay đổi lối sống. Nếu nặng hơn, bác sỹ có thể chỉ định thủ thuật nong mạch vành để mở rộng khu vực động mạch vành bị hẹp.
Nong mạch, đặt stent hay phẫu thuật bắc cầu mạch vành?
Phương pháp nong mạch, đặt stent
Nong mạch vành (angioplasty) là một can thiệp mạch vành qua da (percutaneous coronary intervention) thường được sử dụng trong điều trị hẹp động mạch vành. Thủ thuật này cũng được khuyến khích ở những người bệnh có triệu chứng đau thắt ngực do giảm lưu lượng máu tới tim, không đáp ứng với điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống.
Trong thủ thuật nong mạch vành, bác sỹ sẽ luồn ống thông có gắn một quả bóng nhỏ vào khu vực tắc hẹp, thông qua động mạch bẹn hoặc cánh tay. Khi đến khu vực bị tắc hẹp, bóng được bơm lên và nới rộng lòng mạch. Thông thường, bác sỹ sẽ cấy thêm một khung lưới kim loại nhỏ (stent) vào động mạch để ngăn ngừa tình trạng tái tắc hẹp. Mạch vành cũng có thể được tạo hình và nới rộng qua quá trình thông tim nếu bác sỹ cho rằng đó là phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Phương pháp bắc cầu động mạch vành
Trong trường hợp động mạch vành bị tái hẹp nhiều lần, tắc nghẽn ở nhiều vị trí khác nhau hoặc ở nhánh trái, bác sỹ có thể chỉ định phẫu thuật bắc cầu mạch vành (coronary bypass surgery). Phẫu thuật này còn được gọi là phẫu thuật bắc cầu nối chủ – vành, tức là tạo lập một đường chảy tắt từ động mạch chủ tới phía sau vị trí tắc hẹp của nhánh động mạch vành bằng cách cấy ghép một đoạn động mạch hoặc tĩnh mạch từ các phần khác của cơ thể. Qua các cầu nối đó, máu có thể chảy qua những nơi tắc hẹp và đến phần cơ tim được nuôi dưỡng bởi nhánh mạch vành đó nhiều hơn.
Một số nghiên cứu cho thấy phẫu thuật bắc cầu động mạch vành là phương pháp điều trị thích hợp nếu động mạch vành bị hẹp nhiều chỗ và người bệnh bị thêm đái tháo đường.
Việc chỉ định bằng phương pháp nào là phù hợp nhất cần dựa trên tình trạng bệnh hiện tại của bạn và theo chỉ định của bác sỹ thăm khám trực tiếp. Chính vì vậy, bạn cần trao đổi trực tiếp với bác sỹ điều trị để có được chỉ định phù hợp nhất cho mình.
Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!
Theo TS.BS Rekha Mankad
Nguồn tham khảo:
http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/coronary-artery-disease/expert-answers/coronary-artery-disease/faq-20058302
—–—–—–—–—–—–
Thông tin cho bạn:
Tpcn Vương Tâm Thống giúp giảm triệu chứng đau ngực, ngăn ngừa bệnh hẹp mạch vành tiến triển, phục hồi chức năng tim và phòng ngừa nhồi máu cơ tim do hẹp mạch vành trước & sau khi can thiệp nong mạch hay phẫu thuật.
Tôi thỉnh thoảng đau nhói ngực trái, không biết bị làm sao.
Chào bạn Hoa,
Không biết năm nay bạn bao nhiêu tuổi và cơn đau nhói ngực trái của bạn xuất hiện lâu chưa? Tình trạng đau nhói ngực này có diễn ra thành từng cơn hay không? Có lan lên cổ, cánh tay trái hay ra sau lưng hay không? Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra cơn nhói ngực ở bạn, chẳng hạn như do bệnh lý tim mạch, do đau dây thần kinh liên sườn, do bệnh lý phổi hoặc chỉ là cơn đau ngực sinh lý khi bạn lo lắng căng thẳng. Bạn nên đi khám tại các cơ sớ y tế để chẩn đoán cho chính xác, từ đó mới có hướng điều trị hiệu quả.
Sau khi thăm khám, nếu có liên quan đến bệnh lý tim mạch, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số 0962 546 541 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn.
Chúc bạn sức khỏe!